Địa lý Đại_Từ

Vị trí địa lý

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°30′B đến 21°50′B và từ 105°32′Đ đến 105°42′Đ, có vị trí địa lý:

Dân số

Dân số toàn huyện khoảng 160.598 người (năm 2012). Mật độ dân số bình quân khoảng 283 người/km². Các dân tộc chủ yếu tại địa bàn huyện là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu phân bố khá đồng đều trên toàn huyện. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số huyện giảm 2900 người do có nhiều người di chuyển đi nơi khác.[3]

Khí hậu

Đại Từ có lượng mưa lớn (trung bình 1.700-1.800 mm/năm) độ ẩm trung bình 70%-80%, nhiệt độ trong năm từ 22 °C-27 °C, cao nhất trong tháng 6 năm 2013 (32 °C), lạnh nhất trong tháng 1 năm 2014 (6 °C).

Tài nguyên

Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.890 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 26,87%; đất lâm nghiệp chiếm 45,13%; còn lại là đất phi nông nghiệp chiếm 28%. Trong tổng diện tích hiện có thì diện tích đất chưa sử dụng chiếm 17,35%, chủ yếu là đất đồi núi và sông suối.Trên địa bàn huyện đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là:- Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37%- Đất Feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,14%- Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm 22,55%- Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 22,94%

Rừng

Diện tích rừng toàn huyện là 24.469 ha. Trong đó rừng trồng trên 9.000 ha, rừng tự nhiên 15.000 ha. Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác, mặt khác diện tích đất có khả năng lâm nghiệp còn khá lớn, cần phủ xanh để nâng cao độ che phủ và cũng là tiềm năng để phát triển cây lâm nghiệp có giá trị cao.

Khoáng sản

Đại Từ có khá nhiều tài nguyên khoáng sản:

  • Nhóm nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của huyện là: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê, trữ lượng lớn tập trung ở mỏ Làng Cẩm và mỏ Núi Hồng: 17 triệu tấn.
  • Nhóm khoáng sản: bao gồm nhiều loại khoáng sản quý như thiếc, vonfram, vàng, chì, kẽm, barit, pyrit, granit phân bố ở nhiều xã trong huyện, trong đó tập trung nhiều nhất tại mỏ đa kim Núi Pháo, trữ lượng khoảng 100 triệu tấn.
  • Vật liệu xây dựng: gồm các mỏ đất sét, đá, cát, sỏi...